Ảnh Trương Đình Đăng
ĐỌC BA BÀI THƠ NGẮN CỦA ĐÌNH ĐĂNG –
CHÂU THẠCH
Nhà thơ Đình
Đăng tên thật Trương Đình Đăng, còn có bút danh Đăng Sơn, Phương Ngữ. Ông
sinh năm 1933 quê ở Triệu Phong Quảng Trị. Hiện trú tại Đà Nẵng.
Đình Đăng là một thi hữu huynh trưởng. Huynh trưởng về hai phương diện.
Nhà thơ đang ở độ tuổi bát tuần, phong cách sống và phong cách thơ được văn thi
hữu mến phục và văn thi đàn mến mộ nhiều. Thơ của ông suy nghiệm sâu
xa về tình yêu và triết lý sống, có cái nhìn tỉnh táo và
công bình để phán xét những sự kiện xảy ra giữa đời thường. Tài sản thơ của ông
rất đồ sộ nhưng phần công bố trên báo chí thì ít, vì bản tính nhà thơ thích
nhàn hạ tiêu dao, vui với mình với đời bằng vần thơ thanh nghị hơn là xông xáo
trên diễn đàn vì cái danh vọng. Để viết tường tận về thơ Đình Đăng thì không thể
nghiên cứu ngắn ngày và viết trên một vài trang giấy mà được. Châu Thạch tôi vốn
là cây bút nghiệp dư và viết cảm nhận thơ tùy hứng, nên trong khuôn khổ bài viết
nầy, chỉ xin đề cập đến ba bài thơ chữ ngắn của ông. Chữ ngắn nghĩa
là câu thơ ít chữ và bài thơ cũng ngắn.
Bài thơ thứ nhất:
TÌM
Thế gian
ai khóc
ai cười
Ta ngồi đây
với quanh đời
nhiễu nhương.
ai khóc
ai cười
Ta ngồi đây
với quanh đời
nhiễu nhương.
Từ em
lạc giữa vô thường
Ta như cỏ dại
gió sương
võ vàng.
lạc giữa vô thường
Ta như cỏ dại
gió sương
võ vàng.
Đâu trần tục
đâu thiên đàng
Biết tìm đâu
giữa dối gian
cõi người ?
7/2011
đâu thiên đàng
Biết tìm đâu
giữa dối gian
cõi người ?
7/2011
Đọc “Tìm” ta thấy
nhà thơ không chỉ cô đơn vì vắng em mà còn mang một nỗi cô đơn lớn hơn nữa, đó
là nỗi cô đơn giữa “cõi người”. Bài thơ dễ dàng cho ta hiểu cái ý của nó nhưng
khó khăn cho ta đồng cảm với niềm đau tình yêu và niềm đau nhân thế ở một tâm hồn
lớn đang sống giữa hiện thực. Những ai thấy đồng cảm, lòng xót xa vì tiếng thơ
nầy thì người đó cũng mang chung với tác giả một tâm sự buồn tình và buồn đời.
Tình trong “Tìm” của tác giả Đình Đăng không chỉ là thứ tình nam nữ hay vợ chồng
đơn thuần mà còn một thứ tình đồng điệu của hai người tri
kỷ sống giữa cuộc đời biến động. Bởi thế, khi nhà thơ ngồi nhìn “ai
khóc/ ai cười/Ta ngồi đây/với quanh đời/nhiễu nhương” thì ông không nhớ đến bạn
bè, đồng đội hay đồng chí mà ông lại nhớ người phối ngẫu của mình trước hết.
Tôi biết “em” ở đây là người vợ thân yêu của nhà thơ. Bởi vì ai gần gủi với tác
giả đều cảm phục một giai thoại tình yêu tuyệt vời của vợ chồng ông. Bài thơ
cho ta thấy rõ ràng tác giả là người bất đắc chí. Nhà thơ đã ngồi
đó, nhìn biến động quanh mình một cách vô vọng, đến nỗi dễ dàng nhầm
lẩn vì không biết “Đâu trần tục/ đâu thiên đàng/ Biết tìm đâu/ giữa dối gian/
cõi người?” “Cõi người” đánh dấu hỏi có nghĩa là “có phải cõi người hay
không?”, hay đó là cõi ma, cõi quỹ. Đọc bài thơ “Tìm” ta thấy ở đó một tiếng thở
dài. Tiếng thở dài đó không phải chỉ của một người nhớ vợ, không phải của chỉ một
nhà thơ tức cảnh sinh tình, mà đó là một tiếng thở dài của một bậc trí giả với
hai nỗi đau chất chứa trong lòng, nỗi đau cô đơn vì người vợ thân yêu, người
tri kỷ duy nhất trong đời đã mất, và nỗi đau lạc lõng trước bao nhiêu biến động
dối dang và nghịch lý xảy ra quanh ông. Đọc “Tìm” của Đình Đăng không hiểu vì
sao, tự nhiên tôi nhớ đến cụ Phan Bội Châu thả đò một mình trên sông
Hương của xứ Huế đất thần kinh!!!
Bài thơ thứ hai:
TƠ CHIỀU
Cố gỡ
sao lòng mãi rối tơ
Bờ mê
bến giác
trắng sương mờ
Nằm nghe
âm vọng ngoài vô tận
Lắng tiếng ru đời
đắng giọt thơ !
sao lòng mãi rối tơ
Bờ mê
bến giác
trắng sương mờ
Nằm nghe
âm vọng ngoài vô tận
Lắng tiếng ru đời
đắng giọt thơ !
Đọc bài “Tơ Chiều”
ta hiểu thêm tâm trạng của nhà thơ và ta dễ dàng sâu nhiệm thêm với những gì chất
chứa trong bài thơ “Tìm” ở trên. “Tơ chiều” là nỗi niềm rối ren chất chứa trong
lòng tác giả, nhưng lòng tác giả và vũ trụ đồng nhất thể nên tơ chiều ấy cũng
trùm lên cả vũ trụ. Bài thơ có nhưng từ “Bờ mê”, “bến giác” nhưng chắc chắn
không phải là một bài thơ Thiền hay bài thơ về triết lý nhà Phật. Bài thơ
cũng không phải để bày tỏ sự rối ren trong cuộc sống giao tiếp xã hội.
Đây là sự bâng khuâng của một kiếp con tằm giăng tơ, của một tâm hồn thi sĩ mà
Thương Đế ban cho ân tứ ấy để làm thơ cho đời. Không Tử nói “Ngũ thập tri thiên
mệnh” nghĩa là người có tuổi từ 50 trở lên thì có thể biết được đạo lý, nhận ra
giá trị của cuộc sống và phân biệt được đúng, sai trong cuộc sống nhở tri được
cái luật của Tạo Hóa. Nhà thơ Đình Đăng đã quá tuổi tri thiên mệnh trên ba mươi
năm, không lý gì ông còn rối ren về đạo lý, về sự đúng sự sai ở đời. Vậy mà ông
“Cố gỡ/ Sao lòng mãi rối tơ”. Vậy mà ông không phân biệt được “Bờ mê/ bến giác”
để thấy nó như trong “trăng sương mờ’ nghĩa là như một bầu trời trong
ảo giác . Ông gọi sự rối rối đó là “Tơ chiều”. Vậy “Tơ chiều” là gì? không gì
khác là câu hỏi to tướng về cái xấu diễn ra trước mắt. Nhà thơ Đình Đăng thấy
được cái xấu, phân biệt được cái xấu đó nhưng không hiẻu vì sao khi nhìn ra xã
hội, ông thấy con người không từ bỏ nó mà đam mê như một con thiêu thân lao vào
lửa. Ở tuổi về chiều nhà thơ càng sâu nhiệm thêm về đạo làm Người được viết bằng
chữ hoa, thì ông lại ngao ngán trước sự lọc lừa, đổi trắng thay đen, vô đạo lý
mà ông thấy được. Nhà thơ “Nằm nghe/ Âm vọng ngoài vô tận” nghĩa là nghe được
tiếng của thiên nhiên, của vũ trụ, của Thượng Đế hay đúng ra là am hiểu tiếng của
chân lý dội trong linh hồn mình. Và khi nghe được tiếng chân lý đó, nhà thơ đem
nó so sánh với đời thì đành cay đắng mà thốt kêu lên “lắng tiếng ru đời/ đắng
giọt thơ!
Bài thơ tuy ngắn
nhưng chất chứa một nan đề của loài người, nó là một suy tư nằm ngoài các con
đường mòn của các triết lý các tôn giáo, nêu lên một sự thật dối gian, ngụy tạo,
lẩn lộn giữa chính và tà, giữa sa-tan và thần thánh trong kiếp nhân sinh, làm
cho thơ vốn là nguồn chân lý trong sáng vô biên cũng phải đắng cay.
Bài thơ thứ ba:
TRƯỚC BIỂN
Nắng rang
cát bỏng trưa hè
Dã tràng xe
dã tràng xe...
sóng dồi
cát bỏng trưa hè
Dã tràng xe
dã tràng xe...
sóng dồi
Gẫm mình
rồi cũng thế thôi
Bao năm xe cát
để rồi cát chôn .
rồi cũng thế thôi
Bao năm xe cát
để rồi cát chôn .
Xác thân
lại trả càn khôn
Bao la vũ trụ
rong hồn phiêu du !
7/1011
lại trả càn khôn
Bao la vũ trụ
rong hồn phiêu du !
7/1011
Chuyện Dã Tràng
xe cát là chuyện cổ tích ngụ ngôn, mục đích để răn dạy người đời không làm những
việc vô ích, không có kết quả gì. Tác giả đứng trước biển bao la, nhìn con Dã
Tràng xe cát mà liên nghĩ đén thân phận con người cũng phù phiếm như con Dã
Tràng kia, gian lao khổ cực bao năm rồi cũng ra đi, tan vào trong cõi hư không.
Đây là một suy tư yếm thế về thân phận con người mà không ai tránh được khi đứng
trước sự bao la của vũ trụ thấy mình nhỏ bé và ngắn ngủi đời người. Nhà thơ
Đình Đăng tuổi đã cao, suy nghiệm của ông về lẽ thường tình mà thế gian đã thấy
có chiều hướng tích cực hơn trong sự yếm thế đó. Nhà thơ cho rằng xác thân ta sẽ
trả lại càn khôn nghĩa là trở về với bụi đất vô tri nhưng linh hồn thì phiêu du
trong cõi bao la vũ trụ. Quan niệm này gần với Lão giáo, lắng đọng linh hồn con
người vào cõi thanh tịnh thật của nó, hòa nhập với thiên nhiên , vô vi cùng trời
đất, không cần phải tu tập, cầu nguyện tôn vinh ai vì tất cả đó chỉ là động mà
thôi, mà động là đi ngược lại lẽ huyền vi có sẳn, tồn tại giữa thiên nhiên.
Đọc ba bài thơ
ngắn của Đình Đăng, tâm hồn ta không thấy ủy mị bởi niềm đau “khổ đế”, không thấy
chán đời bởi nghịch cảnh xảy ra trong cuộc thế, mà cũng không cảm thấy cần phải
có một niềm tin tôn giáo cho đời. Thơ ông chất chứa một sự suy tư của chính
ông, trình bày những rối ren thực tế trong cõi người, đặt vào tâm hồn mỗi người
đọc thơ sự cảm nhận những phủ phàng không phải không lý giải được trước cuộc đời,
trước xã hôi thực tại và nhìn nó, chấp nhận sự rối ren của nó,than van thì có
nhưng oán trách thì không . Thơ ấy không làm cho tâm hồn ta rung động trong cảm
thức khoái lạc nhưng làm cho ta cảm thấy mình lớn hơn, cao hơn và sâu sắc hơn
trong cuộc làm Người./.
Châu Thạch
Nguồn
đăng từ email : truongvantran@hotmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
* Các bạn có thể copy link hình và dán trực tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ*