LỚN & LỚN
Mật độ
con người trên thế giới hiện nay mỗi lúc một tăng lên dần, nên tất cả những nhu
cầu cho đời sống con người từ nhiều phía, nhằm để cung ứng phục vụ, như : sự
ăn, mặc, ở, bệnh, các phuơng tiện đi lại, các phương tiện thông tin khoa học,
các thông tin tri thức nhân sinh và vũ trụ.v.v… Trong đó, vấn đề nhu cầu tín
ngưỡng tâm linh, hiện hóa vào cuộc sống của con người qua mọi hình thức biểu tượng,
cho niềm tin và ước nguyện cũng cần phải nghĩ và thực hiện đến.
Từ xu
hướng đó, đã hơn nhiều thập kỷ nay, trong cũng như ngoài nước, không ngừng phát
triển những cơ sở vật chất (thuộc lảnh vực tôn giáo) và những hình tượng tín
ngưỡng tôn thờ, ngoài việc đáp ứng nhu cầu trên, thậm chí còn có ý hơn thua, so
sánh bởi công trình lớn nhỏ với nhau, và xem đó như là sự thành công, tự mãn của
mình từ những cái lớn, hay lớn nhất hiện nay.
Đành rằng
: hình thức qua biểu tượng tín ngưỡng ít nhiều cũng giúp cho con người có sự
tín tâm chân chánh, nhận ra sự nguy hại, sự tội lỗi của lòng tham ác do chính
con người. Đạo lý Đức Phật và chư Bồ Tát… không dành cho một ước nguyện tư kỷ
riêng ai, mà chỉ giúp cho một bản đồ lộ trình đưa đến đạo lộ tình thương, yên
vui, hạnh phúc, trí tuệ, chân thật bền vững lâu dài.
Đức Phật
nêu ra 2 vấn đề, để con người tự chọn lấy;
“…Do
VÔ MINH đi trước, làm cho đạt được các pháp BẤT THIỆN, tiếp theo là không xấu hổ,
không hổ thẹn và sợ hải”. Thế nhưng; “ Do MINH đi trước, làm cho đạt được các
pháp THIỆN, tiếp theo là có hổ thẹn và sợ hải…” (Kinh Tiểu Bộ 2, chương 2).
Xét thấy,
nếu chỉ y cứ vào niềm tin bởi một biểu tượng nào đó, trong khi ấy không có sự
tu tập, không có sự chuyển hóa thân tâm, không hiểu pháp của bậc Thánh, không
nhu nhuyến pháp bậc Thánh để tận trừ các việc làm bất thiện về thân-khẩu-ý, để
quán chiếu các pháp vô thường, khổ, vô ngã, thì khác nào như một lữ khách đường
dài tạm dừng chân nơi một lữ quán, nơi ấy chỉ là cuộc dừng chân rảo buớc quanh
những việc khổ vui, được mất, hơn thua, vinh nhục.v.v… nơi cõi tử sinh, như một
buổi chợ phù hoa đấy thôi !
Khi
nói đến cái “lớn” hay “lớn nhất”, ta có thể nghĩ ngay rằng : tất cả những công
trình vĩ đại từ những thời quá khứ xa xôi cho đến tận bây giờ (vật chất và tâm
linh), đều lưu xuất từ trái tim rộng mở thuần thiện, nhân hậu, và khối óc siêu
vượt thời gian, những công trình ấy không dành cho cá nhân riêng tư nào, và nó
luôn là ánh hào quang tươi mát hiền diệu, chân thật ngay trong lòng cuộc sống của
nhân loại từ quá khứ đến miên viễn về sau, như : Phật Hoàng Trần Nhân Tông, ở một
ngôi vị cao nhất để trở thành một con người bình dị hơn bao giờ hết, với quan
điểm: “danh lợi chỉ như đôi giầy rách”, thế nhưng gương hạnh, đạo lý của Ngài
có được, vẫn luôn rực sáng ngàn đời cho đạo đức và dân tộc.
Những
hình ảnh khác, như : Thánh Mahatma Gandhi, một người dân tộc Ấn, kiên chí đấu
tranh cho số đông công nhân, và đấu tranh bất bạo động để dành độc lập chủ quyền
cho toàn cõi đất nước Ấn Độ. Một Albert Einstein, người gốc Do Thái, vừa là nhà
bác học vật lý nổi tiếng, vừa là nhà hoạt động tích cực đấu tranh quyền bình đẳng
nhân quyền trong xã hội, đấu tranh chống chiến tranh, chống nạn kỳ thị phân biệt
chủng tộc…
Một đạo
sư Vivekananda, một con người bình dị đến mức, thế nhưng đánh bật cái vỏ hào
nhoáng tôn giáo trong Hội Nghị Tôn Giáo Toàn Cầu, nói đến tình yêu nhằm khai
phóng ý tưởng cô lập, thể hiện tính đạo đức bình đẳng qua tác phẩm Triết lý
Vedanta và Tôn Giáo Là Gì ?.
Một
văn hào Victor Hugo, người sinh ra từ nước Pháp, đã xây dựng một công trình tiểu
thuyết, quan tâm sâu sắc đến luân lý phẩm giá con người trong xã hội, phản ảnh
bao nỗi u ẩn từ bên trong ngôi nhà thờ Đức Bà Paris lộng lẫy và tráng lệ, cho đến
những hình ảnh từ những mảnh đời nghiệt ngã đương thời, qua tác phẩm Những Kẻ
Khốn Cùng…
Một
Krishnamurti, sinh ra từ miền nam Ấn Độ, một con người khẳng khái trong việc tước
bỏ địa vị danh lợi cao nhất của Hội Thông Thiên Học đã đặt để dành cho ông. Ông
nói đến tinh thần Hòa Bình, mở tung những gông xiềng tri kiến để được thoát ra
sau thời Đức Phật. Quan điểm qua tác phẩm của ông giúp cho mọi tầng lớp con người
không còn lệ thuộc những hệ thức tôn giáo, với lòng tốt để được tự do, không
còn ích kỷ và đau khổ… Một Nelson Mandela (Tổng Thống Nam Phi) chống chủ nghĩa
áp bức nô lệ… Một Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, người gốc Tây Tạng cũng từ quan điểm
Hòa Bình, Công Bằng từ trái tim nhân hậu; “trái tim và óc của tôi là chùa chiền,
triết lý của tôi là lòng tốt…”
Hơn thế
nữa, đã hơn 25 thế kỷ đi qua, Đức Phật thiết lập một công trình, một con đường,
đã thật sự tưới tẫm, ươm mầm, trưởng dưỡng sự tươi mát, bền vững bằng những chất
liệu Tình Thương, Bình Đẳng, Chân thật ,Trí Tuệ và Giải Thoát cho chúng sanh,
chư thiên và loài người, từ bất tận quá khứ đến miên viễn về sau, những công
trình ấy nếu không phải thật sự là “lớn”. Sự hiện hóa Pháp Thân Phật vẫn luôn
là :
“Nơi bất
công, Phật hiện thân bình đẳng
Cõi tử
sanh, diệu lý Phật vô sanh
Trong
bi trí, Phật xóa lòng cừu hận
Trong
đau thương, Phật siêu hóa một tình thương”.
Cho đến
chư Bồ Tát, Thánh đệ tử, Tổ Sư.v.v… thị hiện vào đời bằng sự hiện hóa “pháp
thân” giúp cho chúng sanh, như sự xuất hiện của các bậc đạo sư, các nhà bác học,
văn hào, các nhà tranh đấu chống chế độ áp bức nô lệ, giành lại quyền bình đẳng,
nhân phẩm và ấm no, hạnh phúc cho số đông con người trên hành tinh nầy.
Hay
như lời nguyện hùng lực đại từ bi của Bồ Tát Quán Thế Âm, với sự ứng hóa hiện
thân mầu nhiệm “tùy xứ nhập” đến mọi lảnh vực trong thế giới của các loài hữu
tình, từ hình thức thân Phật, đến Thinh Văn, Duyên giác, các thân quan triều tể
tướng, các bậc thiện tri thức, các thân sa môn, bà la môn, các thân trưởng giả,
cư sĩ, các thân Trời, người, thiên long bát bộ, các thân dạ xoa, càn thát
bà.v.v…
Những
điều ấy, cho chúng ta thấy rằng; sự nhiệm mầu pháp ý của Đạo Phật như thế nào.
Nếu như không có sự nhận thức và tu tập để chuyển hóa thân tâm, cho dù có quỳ lạy,
van xin, cầu khấn duới bảo tượng Thánh, Bồ tát cao lớn, bao nhiêu lần cho mỗi
ngày, cũng không đem lại lợi lạc từ sự an vui, bởi còn nhiều phiền não nhiễm ô,
sân giận và tham ác nơi thân và tâm, vì rằng ;
“Quán
Âm thị hiện
Cứu khổ
tầm thinh
Từ bi
thuyết pháp
Độ khắp
mê tình
Tám nạn
tiêu diệt
Bốn biển
an bình”.
Do
năng lực phổ độ không thể nghĩ bàn ấy, là nhờ đức trí thanh tịnh trang nghiêm
qua bao đời kiếp tích tụ công đức và hạnh nguyện, giúp cho chúng sanh phát khởi
tín tâm cầu pháp giác ngộ, lánh xa sự mê lầm tội lỗi, thấy biết được nhân quả
thiện ác, hướng đến nẽo chân thiện, an trú lạc pháp, tiêu dần khổ đau ngay
trong hiện tại.
Thế
nên, biết rằng : những công trình tín ngưỡng hay pháp tháp tôn thờ bảo tượng, vẫn
có hữu ích cho những ai sơ tín tâm khởi động từ những buớc đi lành thiện, như
cơn gió mát thổi qua vùng nóng bức rồi mất hút vào sa mạc cuộc đời. Cũng như thế,
không phải chỉ dừng lại chừng ấy, mà còn phải nổ lực tiến xa hơn, cần phải được
cầu tiến trong việc học hỏi tu tập giáo pháp của bậc Thánh, để được thanh tịnh
và chuyển hóa thân khẩu ý, để tìm và đến tận hưởng mạch suối nguồn vi diệu tâm
linh. Tất cả mọi hành sự, cũng chính là sự lưu xuất từ nơi tâm mà đến, và cũng
từ nơi tâm mà đi…
Chúng
ta cùng suy nghĩ lời Bồ tát Santidheva:
“ Dù
có tín, đa văn, tinh tấn. Nhưng không tỉnh giác chánh tri, thì cuối cùng cũng
rơi vào ô uế tội lỗi” (Nhập Bồ Tát hạnh – 26.).
Bài viết
nầy có ra, là do tình cờ gặp lại một người cùng đồng hành, đã giới thiệu về
công trình xây dựng tượng đài Bồ tát Quán thế Âm lộ thiên của chùa mới vừa hoàn
thành và được xem là lớn nhất trong vùng.
New Orleans, 15.06.2015-MẶC PHƯƠNG TỬ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
* Các bạn có thể copy link hình và dán trực tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ*