THƠ XƯỚNG HỌA
Như Thị, Thích Viên Thành,Minh Đạo,
Cư Sĩ Đan Hà,PT Tâm Minh,Cư Sĩ Tánh Thiện
Tượng Lý Thường Kiệt
VỀ VỚI THƠ VIỆT !
“Bát âm”
Đừng gọi thơ Đường
Đất nước đau
Nguyễn Thuyên(1) Hàn luật xứng anh hào
Thiền Sư Pháp Đỗ (2) hoằng chân đạo
Tướng quốc Lý Thường* định lược thao
Đồng vọng nhân tâm “NGUYỄN TRÃI cáo”**
Ngân vang vương khẩu “NHÂN TÔNG làu”
Văn như Siêu,Quát còn di cảo
Mãn Giác ,Tuệ Trung ***chẳng kém Tàu !
Nguyễn Thuyên(1) Hàn luật xứng anh hào
Thiền Sư Pháp Đỗ (2) hoằng chân đạo
Tướng quốc Lý Thường* định lược thao
Đồng vọng nhân tâm “NGUYỄN TRÃI cáo”**
Ngân vang vương khẩu “NHÂN TÔNG làu”
Văn như Siêu,Quát còn di cảo
Mãn Giác ,Tuệ Trung ***chẳng kém Tàu !
Như Thị
(1)Hàn
Thuyên tên thật là Nguyễn Thuyên , chức Thượng thư bộ
hình dưới thời Trần Nhân Tông, Mùa thu năm Nhâm Ngọ 1282,
khi quân Nguyên đang ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta lần thứ 2; bấy
giờ có cá sấu đến Sông Hồng. Vua sai Thuyên làm văn ném xuống sông, con cá
sấu tự nhiên đi mất. Vua xem việc này giống như việc Hàn Dũ “Đời Đường” cho
đổi họ là Hàn Thuyên. Hàn Thuyên giỏi thơ Nôm. Ông được xem là người phát triển,
phổ biến chữ Nôm của Việt Nam. Ông là người đầu tiên dùng luật thơ Đường
vào thơ Nôm, nên đời sau gọi thơ Nôm theo Luật đường là HÀN LUẬT
(2)Đỗ
Pháp Thuận là thiền sư đời thứ 10, dòng Tỳ Ni Đa Lưu Chi Sư trụ trì ở Chùa
Cổ Sơn
Ðang
vào lúc NHÀ TIỀN LÊ dựng nghiệp, trù kế hoạch định sách lược, sư tham
dự đắc lực. Ðến khi thiên hạ thái bình, sư không nhận phong thưởng. Vua LÊ
ĐẠI HÀNH càng thêm kính trọng, thường không gọi tên, chỉ gọi Ðỗ Pháp sư và
đem việc soạn thảo văn thư giao phó cho sư
*LÝ
THƯỜNG KIỆT
** Bình ngô cáo
- Vua LÝ NHÂN TÔNG truy tán Vạn Hạnh Thiền Sư
(VẠN
HẠNH LÀU "THÔNG" BA CÕI)
***
Tuệ Trung Thượng Sĩ (1230-1291) tên thật là Trần Tung hay Trần Quốc Tung
BÀI HỌA
VIỆT NAM OAI HÙNG
Kỳ vọng nước nhà
hết đớn đau
Tri tân ôn cổ lắm
anh hào
Cao niên ý thức
quy y đạo
Giới trẻ tinh cần
luyện thể thao
Tuyên phía bắc
Bình Ngô đại cáo
Trận Tây Nam còn
nhớ làu làu
Biển đông quyết
giữ toàn vùng đảo
Hưng Đạo Ngô Quyền
chiến thắng Tàu
Hạnh Trung-Nam Úc khuya 3-12-2017
PHẬT PHÁP
NHIỆM MẦU
Phật pháp lưu
truyền giải khổ đau
Luân hồi nhân quả
bất sai hào
Trầm luân lụy đắm
không tin đạo
Giải thoát thong
dong chẳng lược thao
Một chỗ gom tâm
phật phổ cáo
Thông lưu kim cổ
thể làu làu
Một mình tự biết
làm hòn đảo
Quán chiếu sáng
soi bát nhã tàu
Thích Viên Thành-Pháp Hoa Nam Úc
VỀ VỚI THƠ VIỆT !
Đường thi họa xướng
vốn không đau,
Bá Quát hiên
ngang rõ bậc hào. (I)
Quách Tấn tinh
hoa lưu cỗ khảo, (2)
Lý Vương sắc nét
kiến chương thao. (4)
Gian truân Văn
Trị trung kiên náo, (3)
Ẩn dật Dương
Khuê nghĩa khí làu.(*)
Tùng Thiện uyên
thâm nhân thế bảo,(5)
Xuân Hương, Bà
huyện chẳng thua Tàu! (**)
Minh Đạo
(*) Dương Khuê
là người ở làng Vân Đình, huyện Sơn Minh, phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông (nay thuộc
thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội).
Năm Mậu Thìn (1868), thời vua Tự Đức, ông dự thi Đình đỗ Tiến sĩ.[1]
Nghe tin, bạn thân ông là Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến đã làm bài thơ Khóc bạn để viếng ông (trong đó mở đầu bằng câu: "Bác Dương thôi đã thôi rồi").
(**) Hồ Xuân Hương- Bà huyện thanh Quan
(!)Cao Bá Quát (1809? – 1855), tên tự là Chu Thần, hiệu là Cúc Đường, biệt hiệu là Mẫn Hiên. Ông là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương (nay thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội), và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong văn học Việt Nam.
(2) Quách Tấn (1910-1992), tự là Đăng Đạo, hiệu Trường Xuyên, các tiểu hiệu là Định Phong, Cổ Bàn Nhân, Thi Nại Thị, Lão giữ vườn; là một nhà thơ Việt Nam. Ông cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Chế Lan Viên được người đương thời ở Bình Định gọi là Bàn thành tứ hữu, nghĩa là Bốn người bạn ở thành Đồ Bàn.
(3) Phan Văn Trị sinh năm Canh Dần (1830) tại thôn Hưng Thạnh, huyện Bảo An, phủ Hoằng An, trấn Vĩnh Thanh (nay là xã Thạnh Phú Đông, huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre).
(4) Tuy Lý vương, 3 tháng 2 năm 1820 - 18 tháng 11 năm 1897), biểu tự Khôn Chương và Quý Trọng hiệu Tĩnh Phố và Vỹ Dạ); là một hoàng tử nhà Nguyễn.
Ông nổi tiếng là thành viên Mạc Vân thi xã và là một trong Nguyễn triều Tam Đường
(5) Tùng Thiện vương, 11 tháng 12 năm 1819 – 30 tháng 4 năm 1870), biểu tự Trọng Uyên lại có tự khác là Thận Minh hiệu Thương Sơn biệt hiệu Bạch Hào Tử
Ông là một nhà thơ lớn của triều đại nhà Nguyễn, được xếp vào một trong Nguyễn triều Tam Đường và là một nhà thơ lớn trong hội Mạc Vân thi xã nổi tiếng.
Năm Mậu Thìn (1868), thời vua Tự Đức, ông dự thi Đình đỗ Tiến sĩ.[1]
Nghe tin, bạn thân ông là Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến đã làm bài thơ Khóc bạn để viếng ông (trong đó mở đầu bằng câu: "Bác Dương thôi đã thôi rồi").
(**) Hồ Xuân Hương- Bà huyện thanh Quan
(!)Cao Bá Quát (1809? – 1855), tên tự là Chu Thần, hiệu là Cúc Đường, biệt hiệu là Mẫn Hiên. Ông là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương (nay thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội), và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong văn học Việt Nam.
(2) Quách Tấn (1910-1992), tự là Đăng Đạo, hiệu Trường Xuyên, các tiểu hiệu là Định Phong, Cổ Bàn Nhân, Thi Nại Thị, Lão giữ vườn; là một nhà thơ Việt Nam. Ông cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Chế Lan Viên được người đương thời ở Bình Định gọi là Bàn thành tứ hữu, nghĩa là Bốn người bạn ở thành Đồ Bàn.
(3) Phan Văn Trị sinh năm Canh Dần (1830) tại thôn Hưng Thạnh, huyện Bảo An, phủ Hoằng An, trấn Vĩnh Thanh (nay là xã Thạnh Phú Đông, huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre).
(4) Tuy Lý vương, 3 tháng 2 năm 1820 - 18 tháng 11 năm 1897), biểu tự Khôn Chương và Quý Trọng hiệu Tĩnh Phố và Vỹ Dạ); là một hoàng tử nhà Nguyễn.
Ông nổi tiếng là thành viên Mạc Vân thi xã và là một trong Nguyễn triều Tam Đường
(5) Tùng Thiện vương, 11 tháng 12 năm 1819 – 30 tháng 4 năm 1870), biểu tự Trọng Uyên lại có tự khác là Thận Minh hiệu Thương Sơn biệt hiệu Bạch Hào Tử
Ông là một nhà thơ lớn của triều đại nhà Nguyễn, được xếp vào một trong Nguyễn triều Tam Đường và là một nhà thơ lớn trong hội Mạc Vân thi xã nổi tiếng.
ANH THƯ NƯỚC VIỆT
Gẩm nhìn thế sự
chạnh lòng đau
Dựng nước còn
lưu dấu chiến hào
Trưng, Triệu lẫy
lừng danh một dạo (*)
Cô Giang Cô Bắc phận
nghìn thao (**)
Biên cương gìn
giữ lời tuyên cáo
Bài hịch Cần
Vương giọng thuộc làu
Gương lớn nêu
cao muôn bản cảo
Anh Thư nước Việt
chẳng thua Tàu.
Germany ngày 04 tháng 12 năm 2017
Cư Sĩ Đan Hà
(*) Hai Bà
Trưng: Trưng Trắc là vợ của Thi Sách con quan Lạc Tướng ở Chu Diên ngoại thành
Hà Nội. Thí Sách phản đối chính sách cai trị độc ác của Thái Thú Tô Định nên bị
giết. Năm sau Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị khởi binh chống lại nhà Đông Hán
lập nên nước Việt đóng đô ở Mê Linh xưng là Trưng Vương.
(*) Bà Triệu
cùng với anh là Triệu Quốc Đạt khởi binh chống lại nhà Đông Hán. Sau khi anh bà
lâm bệnh qua đời. Các nghĩa binh thấy bà làm tướng có can đảm, bèn tôn lên làm
chủ. Khi ra trận, Bà Triệu mặc áo giáp vàng, đi guốc ngà, cài trâm vàng, cưỡi
voi và được tôn là Nhụy Kiều tướng quân.
(**) Cô Giang là
một nữ Đồng chí thao lược và can cường, và sau nầy là vợ của Đảng trưởng Nguyễn
Thái Học trong thời kỳ chống Pháp. Sau khi Chí sĩ Phan Bội Châu bị giặc bắt dẫn
độ về Huế, Bà là một trong những người dấy lân phong trào Sinh Viên và Học Sinh
đòi trả tự do cho Cụ.
VỀ VỚI THƠ VIỆT
Chẳng có thơ Đường
mới thấy đau
Sĩ phu ngày trước
bậc anh hào.
Tám câu chắt lọc
tràn đầy ý
Bảy chữ lung
linh tỏa sắc màu.
Từ,đối ,nghiêng qua theo đúng luật
Câu ,nêm ,né lại
phải thông làu.
Chọn lời, dẫn ý
sao cô đọng
Thơ đẹp như
tranh xứng với Tàu.
PT Tâm Minh
VỀ VỚI THƠ VIỆT
Ngẫm nghĩ thơ Đường ruột tím đau
Nông dân thưở trước xứng anh hào
bảy câu xướng họa luôn ăn ý
Sáu tám giao lưu mãi đượm màu
Đối đáp hò reo cùng đúng luật
Ca ngâm nhịp đệm phải thông làu
Giữ lời như ý từ vang vọng
Nước Việt thi thư vượt trội Tàu .
Dallas
, 4-12-2017-Tánh Thiện
Cảm Tác Lục bát
Cảm Tác Lục bát
SUỐI
NGUỒN THƠ VIỆT
Suối nguồn thơ Việt mênh mang
Dạt dào tình cảm bên hàng ruộng nương
Câu hò điệu hát du dương
Giữa mùa trăng sáng dễ thương vô cùng .
Chèo thuyền đối đáp hò chung
Tình yêu nẩy nở mọi vùng quê ta
Gió bay chiếc áo bà ba
Thẹn thùng em chuyển thuyền qua hướng này .
Quê hương mưa nắng tháng ngày
Dòng thơ nước Việt trải dài thời gian
Câu hò tiếng hát dân gian
Muôn đời sống giữa lúa vàng quê hương
Suối nguồn thơ Việt mênh mang
Dạt dào tình cảm bên hàng ruộng nương
Câu hò điệu hát du dương
Giữa mùa trăng sáng dễ thương vô cùng .
Chèo thuyền đối đáp hò chung
Tình yêu nẩy nở mọi vùng quê ta
Gió bay chiếc áo bà ba
Thẹn thùng em chuyển thuyền qua hướng này .
Quê hương mưa nắng tháng ngày
Dòng thơ nước Việt trải dài thời gian
Câu hò tiếng hát dân gian
Muôn đời sống giữa lúa vàng quê hương
Tánh Thiện- 5-12-2017
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
* Các bạn có thể copy link hình và dán trực tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ*