ĐỌC “NHẤP SÓNG HOÀNG HÔN” THƠ CA DAO
Nhấp Sóng Hoàng
Hôn
Chiều trổ nhánh hoàng hôn
bên thềm: nhớ!
Dấu tình xa vẽ tròn trịa môi cười
Ngày gom cả nồng nàn trên cánh nắng
Gửi theo chiều
chín ửng đóa tình khơi
Chiều nghiêng bóng gội đầu thơm chùm kết
Nghe bồi hồi khuôn ngực
tóc mây trôi
Gió lả lướt trên bờ vai ngà ngọc
Khỏa nụ hồng
hôn nhẹ bờ môi
Nghiêng tay rót cho mình
riêng chén đắng
Uống trôi chiều, sóng sánh giấc phù hư
Quanh co giữa khoảnh ngà
đời: Rộn? Vắng?
Xin gửi chiều một chút nỗi riêng tư!
Chiều trổ nhánh hoàng hôn
bên thềm: nhớ!
Dấu tình xa vẽ tròn trịa môi cười
Ngày gom cả nồng nàn trên cánh nắng
Gửi theo chiều
chín ửng đóa tình khơi
Chiều nghiêng bóng gội đầu thơm chùm kết
Nghe bồi hồi khuôn ngực
tóc mây trôi
Gió lả lướt trên bờ vai ngà ngọc
Khỏa nụ hồng
hôn nhẹ bờ môi
Nghiêng tay rót cho mình
riêng chén đắng
Uống trôi chiều, sóng sánh giấc phù hư
Quanh co giữa khoảnh ngà
đời: Rộn? Vắng?
Xin gửi chiều một chút nỗi riêng tư!
Ca Dao
Lời bình: Châu thạch
Chỉ cần đọc cái
đầu đề bài thơ đã cho ta một sự thú vị rồi: “Nhấp sóng hoàng hôn”. Ta hãy nghe
một vài câu thơ có chữ “nhấp”:
“Khướt mềm cũng
bởi nhấp cùng ai
Tri kỷ ngày đêm
cạn chén hoài”
(Rượu cùng Em- Hải
Rừng),
“Một sáng nhấp
môi mấy tách trà
Hương thơm
thoáng thoảng quyện bay xa”
(Trà- Trần Bảo
Kim Thư).
Vậy thì “nhấp”
là một động từ chỉ hành động uống từ tốn, thích thú một thứ nước ngon nào đó. Với
trà và rượu mà nhấp là cử chỉ của đạo sĩ, của tiên, của những con người cốt
cách phong lưu, thoát tục. Nhà thơ Ca dao không nhấp rượu, nhấp trà mà nhấp
“sóng hoàng hôn”. Đọc cái đầu đề bài thơ thôi, người nhạy cảm thì cảm nhận rõ
ràng, người không nhạy cảm thì cảm nhận mơ hồ như có hương thơm, có mùi vị tức
khắc liền ngay trong chữ “nhấp”. Rồi thì “sóng hoàng hôn”cho ta hình ảnh gì?
Hình ảnh bao la, bát ngát của sông và biển. Sóng của sông, của biển thì còn nặng
nề hơn sóng hoàng hôn. Sóng hoàng hôn tưởng tượng ra chỉ là sự gợn nhẹ của ánh
sáng chiều vàng, chiếu trên màng sương mỏng hay trên làn hơi mong manh của
không khí. Tác giả đặt chữ “nhấp” trước cụm từ “sóng hoàng hôn”đã đạt được ranh
giới tận cùng trong sự kết hợp của từ ngữ, làm cho người đọc trong ý
thức hay trong vô thức đều thưởng thức được thứ hương vị kỳ thú của tinh hoa chữ
nghĩa mà nhà thơ đã dùng.
Thế nhưng câu thứ
nhất của bài thơ lại càng độc đáo hơn nữa: “Chiều trổ nhánh hoàng hôn”. Đối với
những tâm hồn dơn giản thì đây là một câu thơ không những nghịch lý mà còn vô
lý nữa. Chiều là hoàng hôn rồi, vậy mà chiều còn “trổ nhánh hoàng hôn” là dư chữ.
Hoàng hôn bao la khắp cả bầu trời chớ đâu phải là một cụm nhỏ mà đem ví với một
nhánh cây nào đó?. Thế nhưng nếu bình tâm mà chiêm nghiệm thì đây là một câu
thơ mà tác giả đem cái tài quan sát của mình nắm bắt được cái “thần”của sự vật.
Hình ảnh trong thơ tưởng như nghịch lỳ, vô lý nhưng nó lại là sự tương đồng,
tương ứng giữa các sự vật. Ta hãy đọc câu thơ thứ nhỉ:”Bên thềm: nhớ!”. Vậy thì
chiều không còn bao la nứa, nó ở ngay bên thềm, nó có thể lung linh trên một
nhánh cây nào đó lọt trong con mắt tác giả, hoặc nó cũng có thể cô đọng lại trước
cái nhìn của người đang nhớ, đang lơ đảng quan sát bên ngoài. Chiều cũng đang ở
trong không gian nhưng hoàng hôn đang ở trong lòng tác giả. Chiều và hoàng hôn
là một nhưng đây là chiều cúa cảnh vật và hoàng hôn thì của tâm lý nhân vật.
Đây là một câu thơ có khuynh hướng siêu thực , bắt nguồn từ chủ nghĩa tượng
trưng và phân tâm học. Tư duy của thơ không bị gò bó bởi lý trí hay
logic thường tình, không phân biệt thực hay hư, mộng hay là thấy trước mắt. Câu
thơ mang một bức tranh có sức sống mới, mang một ý nghĩa trọn vẹn diễn đạt một
lúc không gian và nội tâm một cách tuyệt vời.
Và tiếp những câu thơ ở khổ một:
Dấu tình xa vẽ
tròn trịa môi cười
Ngày gôm cả nồng
nàn trên cánh nắng
Gửi theo chiều
Chín ửng đóa
tinh khơi
Bốn câu thơ sau
đều mang tính chất của câu thơ đầu. Mỗi câu thơ đều cho ta một bức tranh rất lạ,
nó rất trườu tượng, nó làm cho người đọc nửa hiểu nửa không hiểu. Đến đây người
viết nghĩ rằng không cần phải lý giải từng câu thơ nữa, bởi vì cái
phong cách của thơ đã rõ nét, ai đọc cũng có một ý niệm mỹ thuật như ý niệm về
trường phái siêu thực hội họa trước khi vào xem tranh của họa sĩ nào đó. Từ đây
người viết chỉ xin đề cập đến nội dung hàm chứa trong thơ.
Bây giờ nhà thơ
đang quay lại qúa khứ, nhớ về một cuộc tình mà kỷ niệm toàn là những điều tốt đẹp.
Niềm vui ngày ấy của tác gỉa thăng hoa đến độ nắng trở thành cánh chim chở sự nồng
nàn của tình bay trong trời chiều, Chiều lại trở thành một
thứ trái cây chín mọng. Đọc bốn câu thơ ta thấy có hai bức tranh động và hai bức
tranh tỉnh vật. “Môi” và “đóa” là tranh tỉnh vật, “nắng” và “gửi theo chiều”
là tranh động. Cả bốn bức tranh đều có màu tươi và tinh sạch.
Tất cả tranh dầu tỉnh hay động đều nằm trong sự yên lặng, không có âm thanh. Đọc
thơ ta cảm nhận được tất cả niềm vui như đã được thanh lọc. lắng trong cõi bình
tịnh của tâm hồn. Thơ là tiếng nói của tâm hồn, tâm hồn đang xao động thì thơ
cũng xao động, tâm hồn bình tịnh trên con thuyền êm ái quay về dòng sông quá khứ
thì thơ cũng nhẹ nhàng êm ái. Đọc thơ chính ta cũng thấy một niềm vui thanh
thoát đang lan tỏa trong hồn.
Qua khổ thơ thứ hai:
Chiều nghiêng
bóng gội dầu thơm chùm kết
Nghe bồi hồi
khuôn ngực
tóc mây trôi
Gió lả lướt trên
bờ vai ngà ngọc
Khóa nụ hồng
hôn nhẹ bờ môi
Bây giờ người
hóa hình vào chiều và chiều ẩn hết vào người. Người trở thành thắng
cảnh và thắng cảnh trở nên một thiếu nữ nông thôn thơm phức mùi thơm đồng nội.
Người đọc thơ, tự nhiên thụ hưởng một lần được hai hương vị, hương vị của nông
thôn đầy tinh khiết và hương vị của da thịt thiếu nữ sực nức hương trinh. Thơ
là gì? Thi pháp là gì? Đây là thơ! đây là thi pháp! Đừng định nghĩa thơ, đừng bắt
bẻ thi pháp, vì cái gì chuyển tải vào tâm hồn ta mà ta không diễn đạt được mới
chính là thơ, mới chính là thi pháp. Đức Phật nói “ta đi hành đạo tám năm không
nói một lời” thì thơ cũng nói với ta như vậy. Như khổ thơ trên đây. tôi chỉ viết
quanh quẩn vòng vo thôi, còn cảm nhận được thơ là cái giác quan thứ sáu bén nhạy
của mỗi một tâm hồn.
Vế thơ cuối của
bài thơ nói về một sự thích thú, thú đau thương:
Nghiêng tay ta rót cho mình
Riêng chén đắng
Uống trôi chiều, sóng sánh giấc phù hư
Quanh co giữa khoảnh ngà
Đời: rộn? vắng?
Xin gửi chiều một chút nỗi riêng tư!
Có một nhà thơ
nào đó đã xử dụng cụm từ “thú đau thương” nghich lý và khó hiểu để nói về cuộc
tình cúa mình. Đọc khổ thơ trên ta có thể hiểu thú đau thương là thế nào. Ca
Dao đã tự nghiêng tay mà rót chén đắng cho mình. Ta nhớ đêm cuối cùng, trước giờ
chịu thương khó, đến Đức Chúa JêSus mà cũng cầu nguyện xin Cha nếu
được thì cho mình đừng uống chén đắng. Vậy mà ngày nay, Ca Dao tự chuốc chén đắng
cho mình. Thế có nghĩa là chén đắng đem tới cho người thơ cái “thú đau thương”.
Thú được nếm một hương vị nào đó đau mà thú vị. Đừng nên hiểu rằng Ca Dao uống
chén đắng như uống một ly cà phê đen đậm hay một ly rượu cay. Không. đó là tự
nguyện uống, còn ở đây tuy Ca Dao tự rót cho mình nhưng không phải là tự nguyện.
Nhà thơ uống chén đắng trong tâm trạng bi quan, rót hết buổi chiều sóng sánh,
phù hư vào lòng. Nhà thơ uống chén đắng trong tâm trạng khắc khỏi với những dấu
hỏi to lớn và với một tiếng thở dài ở phút cuối: “Đời:rộn? vắng?/Xin gởi chiều
một chút nỗi riêng tư”. Dễ hiểu thôi, vì cái giây phút quay lại quá khứ trong
tâm tư là do tác động của buổi chiều buộc nhà thơ phải thả tâm trí mình trôi
trên dòng thời gian ngược chiều ấy. Buổi chiều kích động cho nhà thơ nhớ lại
quá khứ với mối tình đẹp trong dĩ vãng xa xưa, đưa nhà thơ hưởng lại cái thú mật
ngọt thuở nào. Thế nhưng, đồng thời lúc ấy, mối tình đã tan vỡ gợi niềm đau
thương trong lòng. Những điều đó khiến cho tác giả vừa thú lại vừa đau.
Khổ thơ cuối cho
ta thấy một chuyển biến trong tâm hồn tác giả. Bây giờ nhà thơ không”nhấp” buổi
chiều đẹp như trước nữa mà nhà thơ đã “uống” một lần trôi cả buổi chiều như ảo
gác, như ảo mộng, như phù hư vào cả trong lòng.
Từ khổ thơ đầu đến
khổ thơ cuối ta thấy nhà thơ đã vẽ một chuyển biến tình cảm trong tâm hồn như một
vòng xoáy đinh ốc. Nối nhớ ban đầu bàng bạc trong nắng chiều cứ xoáy dần đến đỉnh
điểm biến thành nỗi đau riêng tư. Nỗi đau ấy tác giả gởi vào chiều nhưng lại uống
trọn vào lòng một chén đắng cay. Đây là một nghệ thuật miêu tả nội tâm rất
thành công, đạt đỉnh cao sự diễn đạt những biến chuyến trong chiều sâu tâm hồn
nhân vật, gởi vào lòng người những cảm xúc mỗi lúc một dâng cao cùng nhân vật,
và làm cho thơ xúc tích, chứa trọn vẹn những gì diễn ra trong các vách con tim
sâu kín.
“Nhấp Sóng Hoàng
Hôn” có thể nói là một bài thơ chứa đầy cảm hứng, cảm hứng của tình yêu và cảm
hứng của nỗi đau trong tình yêu.
Thực và
mộng không ranh giới trong thơ, người và thiên nhiên cũng không ranh giới trong
thơ. Toàn bộ bài thơ cho ta ngồi để uống ánh nắng chiều, rồi cho ta bay vào
không gian để hưởng hương bồ kết. Cuối cùng ta đứng trên chót vót để uống cả trời
đất cùng niềm đau, để nghe trong nỗi đắng cay, để thấy phù hư của cuộc đời, để
thấy nỗi riêng tư nhỏ nhoi của mình tan trong chiều nhạc nắng.
Nếu có người chịu
đọc, tôi sẽ viết mãi viết mãi cho bài thơ nầy mà không biết chán bao giờ!!!
Châu
Thạch
ĐĂNG
TỪ NGUỒN truongvantran@hotmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
* Các bạn có thể copy link hình và dán trực tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ*