THÔI TA GIÃ PHỐ TÌM QUÊ,THỎNG TAY BUÔNG BỎ NHIÊU KHÊ LỤY PHIỀN.THÀ VỀ GỐI GIẤC CÔ MIÊN ,TIÊU DAO ĐÙA GIỠN CÕI MIỀN NGUYÊN SƠ!CÁM ƠN CÁC BẠN GHÉ THĂM VÀ GHI CẢM NHẬN!

Thứ Bảy, 30 tháng 8, 2014

THƯ PHÁP !


                                                     TỤNG CA DIỆU PHÁP LIÊN HOA
                                                           Ánh sáng qua đỉnh trời
                                                           Vọng âm trầm khe rãnh
                                                           Điều ấy chẳng khác chi
                                                           Hình tướng và pháp âm
                                                         ĐẤNG CHA LÀNH MÂU NI 
                                                                               
                                                                       Đạo Nguyên"Dogen" (1200-1253)
                                                                       Sơ Tổ phái Tào Động NHẬT BẢN

NIẾT BÀN VÔ TRI*

Mỗi lần bông đào hé nụ
Trên miền cố hương
Cũng màu hoa ấy
Muôn mùa xuân xưa

                                   Đạo Nguyên"Dogen" (1200-1253)
                                                                       Sơ Tổ phái Tào Động NHẬT BẢN

*Vô tri:Tuyệt đối,siêu việt,
bất khả tư nghị
 
                                                       
              

Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014

LŨ TRÀN TRONG GIẤC NGỦ- Lương Lương Hòa





LŨ TRÀN TRONG GIẤC NGỦ

Vắng chồng nhà dột, khổ con đông,
Ngán ngẫm đợi lương, chả mấy đồng !
Ngại bữa rong rêu tanh váng nước...
Thương ngày bèo bọt nhão mùa sông...
Đìu hiu thu ngỏ, trăng đùa bóng;
Quạnh quẽ đông vây, gió cợt lòng.
Ngoảnh lại giang sơn, cười nắc nẻ !
Mái lùa, mộng lũ. Chẳng hoài trông!

               
Lương Lương Hòa



BÀI HỌA :
LŨ VỪA QUA                                    
Lũ vừa qua khỏi , gái chòm Đông
Tất bật nhanh chân cứu ruộng đồng.
Miệng nói tay làm người tăm nắng
Máy bơm gàu tát nước về sông.
Tả tơi mái rạ rơi rơi lệ
Thoi thóp lúa ngô não não lòng.
Cuộc sống quê nghèo nhiều lận đận
Tự mình lo liệu chẳng chờ trông !
            Trần Như Tùng


                              

Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

LŨ CẢM -Lê Đăng Mành



 
LŨ CẢM !

Trời thường chụp họa xuống thu đông
Lũ bão vô tư ném chất chồng
Núi toạc đất còn chia khổ nạn
Sông trườn nước cũng sớt long đong
Còn  bao thân phận ngồi thê thiết
 lắm mảnh đời ngậm phập phồng
Dịch bệnh thiên tai gieo khốn đốn
Ơi người máu chảy ruột mềm không?

                                 Lê Đăng Mành 
           BIẾT MẤY ĐÔNG !
Xa vắng người đi biết mấy đông
Từ khi cố ấy vẫn chưa chồng
Non mòn bóng xế còn mong đợi
Biển cạn nước ròng chẳng đếm đong
Thuyền chở ân tình không đắm mạn
Buồm giăng nỗi nhớ mãi căng phồng
Dẫu ngày hoá đá không phai lợt
Chàng mải phương nào có thấu không? 

                       Phan Tự Trí Biên Hòa

QUẢ BÁO THIÊN TAI 

Thiên tai giờ chẳng kén hè đông
Cứ xả  liên miên lại chéo chồng
Lũ quét xua tàn thêm hoạ xúc
Mưa gào trôi hết để sầu đong
Ngói tranh phút chốc tan dèm dẹp
Gà lợn vừa đây chết nổi phồng
Có phải trời gieo nhầm quả phúc
Hay là quả báo thế này không.

                Phan Tự TríBiên Hòa
GÁI CHƯA  CHỒNG

Tiết trời đổi gió chuyển sang đông
Thương tấm thân em chẳng có chồng
Biết mấy xuân rồi duyên ước định
Bao mùa thu lại nợ đưa đong
Hoa đang ngóng bướm đâu hờ hững
Nhạn vắng tăm oanh dạ phập phồng
Nguyệt cọ song phòng nghe thấm lạnh
Canh trường gối lẻ hỏi buồn không ... ?

                     Trần Ngộ Lâm Đồng
CẢM LŨ CẢM

Dạng tự bí hoà hẵn khá đông
Tám câu sáu cặp kép từ chồng
Văn chương đó khá nên toan đố
Chữ nghĩa đây nghèo phải liệu đong
Hoạ đúng nguyên vần - thơ thọ bệnh
Lách qua tử vận - trán rêm phồng
Dám xin "HIÊN NGUYỆT" thương tình"LÃM"
Giảm khó đôi phần có được không !?

                        PN- TRƯƠNG ĐÌNH ĐĂNG
         
                                   Đà Nẵng 
NỖI ĐAU LŨ LỤT  

Thu về bão tới phía trời đông
Thiếu thiếu vay vay nợ cứ chồng.
Lũ quét dập vùi màu hết trọi
Nỗi đau ào ạt đấu khôn đong.
Từng phân nước lộng bao tiền xẹp
Mỗi phút mưa tuông túi khổ phồng.
Kiếm củi ba năm thiêu chốc lát
Cách chi thoát khỏi cảnh này không !
                             Trần Như Tùng
                               Duu Lau- Viet Tri- Phu Tho


LỜI NGUYỆN CẦU

Nguyện cầu nghèo khó hết thêm đông!
Hoạn nạn cùng cam thuận vợ chồng
Cuộc sống đi lên nhiều tiến bộ
Tâm tình cởi mở ít đo đong
Cây cao núi trống tàn nghiêng ngả
Đêm lạnh mành thưa gió thổi phồng
Hạ bút đề thơ hòa mấy vận
Nguyện cầu oan nghiệt - thế gian không!
                         Trương Văn Lũy

MÙA BÃO LŨ VỀ!
            
Mùa bão lũ về Thu với Đông
Họa tai gieo rắc tiếp nhau chồng
Nhà xiêu cây đổ sao mà đếm
Lúa ngập nước tràn chẳng thể đong
Lỡ vận khốn cùng tay mất trắng
Gặp thời giầu có túi căng phồng
Phục hồi như trước bao gian khó
Các Mạnh Thường Quân có biết không?
    Lê Trường Hưởng Hà Nội 


Lũ cảm

Cửa nhà hiu quạnh tháng ngày đông,
Cám cảnh thương con phải lụy chồng!
Ngõ vắng gió lùa hao nỗi đợi,
Canh tàn lũ quét chạnh niềm đong...
Lao chao kiếp mỏng, bùn trơn trợt;
Nhão nhoẹt đời hư, váng nổi phồng.
Hỏi lão trời già sao cố chấp
Nghĩa tình, duyên phận có hay không?

Lương Lương Hòa

HẬN NAM QUAN




HẬN NAM QUAN

Tổ quốc mất rồi núm ruột Hoàng Sa
Nay lại mất ngàn dặm vuông quan ải
Ai yêu nước mà lòng không tê tái
Bởi núi sông nầy là xương máu ông cha

Từ đao thù bầm nát mình hải đảo
Thì  biển ta đã dậy sóng căm hờn
Nghe đất Lũng Nhai vang lời thề sắt máu
Nghe gươm mài rêm đá núi Lam Sơn

Đâu Diên Hồng, đâu cánh tay sát thát?
Đâu Ngô Quyền, đâu Hưng Đạo đại vương?
Đâu ánh mắt luôn rực ngời ánh thép?
Đâu lửa hận thù hun đúc gươm thiêng?


Ta nợ giang san lòng yêu tổ quốc,
Nợ trống Ngọc Hồi, nợ thớt tượng Quang Trung.
Nợ Ức Trai lời Bình Ngô đại cáo
Nợ tổ tiên một dòng máu anh hùng

Chẳng có dịp cho trường giang dậy sóng
Nên cọc Bạch Đằng nuốt hận đứng chơ vơ
Không đủ sức để nâng ngang nòng súng
Ta vẫn còn chất thép trong thơ

Kha Tiệm Ly


NGUYỄN KHUYẾN- CHỐNG THAM NHŨNG BẰNG BÀI VĂN SÁCH THI ĐÌNH NỔI TIẾNG

             

 NGUYỄN KHUYẾN- CHỐNG THAM NHŨNG  BẰNG BÀI VĂN SÁCH THI ĐÌNH NỔI TIẾNG                                                                                                                                                                                                                                    Ngô Minh

          Nguyễn Khuyến ( 1835- 1909) là một nhà thơ cổ điển lớn của dân tộc, là “sư tổ” của nghệ thuật câu đối Việt Nam. Đồng thời ông còn là một nhà “kinh bang tế thế” mẫn tiệp và chính trực. Năm Tân Mùi ( 1871) trong kỳ thi Đình ở Kinh Đô Huế, Nguyễn Khuyến đỗ Hoàng Giáp Đình Nguyên (Tam Nguyên) với bài văn sách nổi tiếng. Bài văn sách thi Đình ấy là áng văn sắc sảo vạch trần tệ tham nhũng và tâu vua kế sách chống tham nhũng và cải cách hành chính mạnh bạo.  
Khoa thi Đình đó vua Tự Đức đích thân ra đề :” Trẫm thường đọc sách Luận Ngữ , đến chỗ Tử Cống hỏi về chính sự, Không Tử  nói rằng :” Đủ lương thực, đủ binh lính, dân tin theo vậy”. Nhân nghĩ công việc hiện nay, không gì quan trọng hơn điều đó, mà muốn thực hiện điều đó thì sự lựa chọn người tốt lại là quan trọng hơn cả. Trẫm từng đêm ngày lo nghĩ mà vẫn chưa đạt được hiệu quả mong muốn.Đông đảo kẻ sĩ các ngươi lúc mới xuất thân ắt hẳn có sở học kinh bang tế thế. Vậy thì những loại việc thiết thực như vậy, suy từ cổ đến kim, nghĩ thế nào, làm thế nào để công hiệu, hãy nói hết với trẫm. Các ngươi chớ lặp lại người khác, chớ bàn phù phiếm, trẫm cũng bất tất phải hỏi nhiều để các ngươi có thì giờ rộng rãi, nói được hết ý nghĩa, xứng với ý muốn của trẫm .”
          Trong bài thi dài hơn 4000 chữ của mình, Nguyễn Khuyến đã đề cập đến tệ nạn tham nhũng đang lộng hành từ chốn thôn quê đến tỉnh, thành :” Chốn đồng điền nhiều con em lười nhác . Nơi tổng xã có cường hào sâu mọt đục khóet. Nhà giàu đặt nợ lãi để kiếm cách bao chiếm. Con buôn nắm giữ giá cả để chẹt lấy lợi to. Đó là nguồn gốc của sự thiếu thốn vậy. Thêm vào đó, trong thì Bộ, Viện, Tự, Các ( cơ quan Triều đình), ngoài thỉ tỉnh, phủ đem số thuế khóa rất hẹp hòi mà cung đốn cho bọn nhân viên rất phiền nhũng, thì của cải làm sao mà không hao tán. Nhiều lần Triều đình sức phải gộp người lại hoặc bớt người đi. Nhưng bọn quan lại lạm ngạnh kia cứ châm chước cầu xin,... việc ấy rút cục phải  nửa chừng đình chỉ”...” Xét ra bọn thư lại trông coi chỉ là sổ sách, văn án, tư trát mà thôi, công việc nào có bao lăm, suốt năm chỉ ngồi trơ, lo mưu béo thân, không thể không nhiễu hại dân”.  Nguyễn Khuyến cho rằng, dân bị chúng nhiễu hại thì  thích chuộc tội cũng không dám chuộc,  thích quyên tiền cũng không dám quyên. Như vụ án tên huyện lại Phù Cát ( Bình Định- N.M) thì đủ biết . “Như vậy chẳng những hư phí bổng lộc mà con đường sinh ra của cải cũng bị lấp nghẽn” . Sau khi nêu lên những thực trạng nhung nhiễu trên, Nguyễn Khuyến tâu :” Tâu xin rằng, từ nay, những việc như tập tục xa xỉ, ăn mặc xa hoa, con em lười nhác, cường hào bóc lột.v.v.. nhất thiết đều cấm hết, mà phải cấm một cách dứt khoát “. Còn trong các nha môn trong kinh, ngoài tỉnh  thì “ tùy chỗ nhiều việc, chỗ it việc... nhất thiết phải bớt đi, mà bớt một cách dứt khoát !”
          Nguyễn Khuyến cũng vạch trần nạn tham nhũng trong quân đội :” Nhà cửa, vật dụng của viên quân suất cũng đều do người lính cung cấp than củi, đèn dầu...đòi hỏi không baogiờ chán. Có người được chọn ra chờ đợi rồi thả cho họ trốn để  ban lấy tiền ( tức quân số ma) . Có người đã không  cho phép họ về, nhưng lưu họ lại để đòi lễ vật. Đến phiên sai có thể lấy tiền mà thay, đến kỳ thao diễn có thể lấy tiền mà thuê. Ngày thường đã lấy đút lót làm sa ngã ý chí của họ rồi, thì lúc lâm nguy làm sao có thể lấy kỷ luật mà ràng buộc họ được !... Vì thế chưa đến trận mạc đã tìm cách sống, chưa chạm gươm đao đã có bụng lùi. Nên cuối cùng quân lính trở thành vô dụng vậy !”
          Nguyễn Khuyến chỉ ra rằng  tất cả là do con người ” Thực ra thì xe không tiến lên  là vì ngựa không chịu đi, chính sự không nên nỗi là vì người không chịu làm”. Có phải thiên hạ đã hết nhân tài ?  .Theo Nguyễn Khuyến thì có thể do phép thuyên chuyển quan quân của triều đình có điều gì  đó chưa “tận thiện”. Đường vào cửa quan có nhiều lối, muốn ngăn chặn bọn tiêu cực, bất tài,  dùng tiền để mua quan, gian dối để  thăng quan tiến chức ,  muốn  ngăn chặn chúng  “ không thể không bằng tư cách”. Nguyễn Khuyến phân tích :”...Đường lối làm quan đã nhiều thì người được bổ nhiệm cũng nhiều. Người thì chạy vạy ở cửa quan trên, người hết hạn phải đổi thì chẳng  lòng nào mà nghĩ đến dân. Lòng tư một lúc đã sai lạc thì việc công  bị bỏ trễ vậy”.
          Về biện pháp chống tham nhũng, Nguyễn Khuyến tâu :” Lại cứ năm năm một lần, đặc cách chọn một viên đại thần thanh liêm, cần mẫn, giỏi giang, sung làm chức “ truất trắc sứ” ( tức thanh tra) ở các đạo. Viên quan này sẽ đi thăm hỏi khắp nơi, người tham nhũng ,bất tài thì bị trất giáng, người tài giỏi được tặng thưởng. Quan trên nào mà cân nhắc không xứng đáng, hoặc có người hiền tài mà không biết cân nhắc thì cũng tâu xin xử  phạt tội thích đáng”...” Làm như vậy người liêm chính có sự khuyến khích, người tham ô có sự răn đe, mà điều uất ức của người dân cũng có thể thấu suốt lên trên vậy”...
          Nhưng có người tốt, người hiền rồi vẫn có lúc chưa được việc ! Theo Nguyễn Khuyến sở dĩ có điều đó  là do Triều đình chưa dùng được chữ TÍN ! Chữ  TÍN viết hoa của Tam Nguyên Yên Đỗ là kỷ cương phép nước. Rằng:” Trong chữ Tín của mọi ông vua, chỉ có thưởng phạt là tối quan trọng. Phải thưởng cho một người để khuyến khích muôn người.  Phải giết một người để cho muôn người biết sợ. Phải làm cho thiên hạ biết đích xác rằng : Có công thì thưởng. Có tội thì  nhất định triều đình giết, không thể lấy riêng cầu may mà thoát !”.” Lấy đó mà lập pháp - pháp nhất định lập. Lấy đó mà thi hành chính sự, chính sự nhất định được thi hành...”
          Vì lẽ đó , Nguyễn Khuyến khẩn khoản tâu vua :” Thần cúi trông bệ hạ lấy một chữ  TÍN  ấy để khích lệ bản thân. Việc tiến hiền lúc đầu là tiến hiền, sau là  dùng hiền, cũng phải dùng chữ TÍN . Chớ có bất nhất. Hiệu lệnh nghiêm minh chính là đem chữ TÍN ra để đặt làm hiệu lệnh. Chế độ dứt khoát chính là đem chữ TÍN ra để đặt làm chế độ. Run rẩy, sợ hãi, không một ý nghĩ nào không  để vào chữ TÍN . Trọn ngày quần quật, không một lúc nào không nhằm vào chữ TÍN. Như vậy rồi thì sau muôn việc nên, trị công thành, có thể vượt qua Hán Đường mà theo kịp Thương Chu vậy...”
          Đây không chỉ là bài văn sách thi Đình mang lại vinh quang đỗ Tam Nguyên cho tác giả, mà đây là  bản lĩnh, nhân cách và tấm lòng của ông đối với hiện tình đất nước. Việc ra đề thi nhằm vào nội dung “ quốc gia đại sự”  rất bức bách và chấm đỗ đầu cho Nguyễn Khuyến chứng tỏ sự cầu hiền, ghét tham nhũng của vua Tự Đức. 143 năm đã qua, những điều Nguyễn Khuyến tâu trình với vua vẫn còn nguyên  tính thời sự nóng hổi mà các quan chức hậu thế cần suy ngẫm !
----------------
Nguồn : Nguyễn Khuyến tác phẩm,NXB  Khoa học xã hội 1984. Tr.625- 633\
Bài thi viết bằng chữ Hán, Trích theo Quốc triều sách văn.Nguyễn Đức VĂn và Nguyễn Đình Chú dịch

Thứ Ba, 26 tháng 8, 2014

THÁNG NGÂU VUI-Phan Tự Trí





THÁNG NGÂU VUI

Bao năm gặp lại thế là vui
Dù tháng ngâu mưa vẫn sụt sùi
Ả Chức chàng Ngưu nên cặp lứa
Liền Anh liền Chị có thành sui ?
Tơ duyên đừng lỡ thêm đằm thắm
Tình nghĩa không phai khỏi ngậm ngùi
Đến hẹn ta chờ ai lại đến
Còn người nhung nhớ thế là vui.

                          Phan Tự Trí
THẬT LÀ VUI 

Tình thắm nghĩa sâu phải sụt sùi
Gặp nhau tháng bảy những buồn vui 
Nam thanh nữ tú  thành đôi lứa
Đồng tuế đồng môn kết bạn sui
Mừng quá Gái-Trai  tâm gắn bó
Vui thay  Nội –Ngoại dạ bùi ngùi
Quý khách nâng ly mời uống cạn
Nhớ ngày cưới hỏi nỗi niềm vui

                           Hồ Hắc Hải

THẬT LÀ VUI

Đồng Nai thủy lợi lắm niềm vui
Đại hội lần hai chẳng úi sùi.
Mương máng liên thồng gìn chặt mối
Tưới tiêu gắn kết đã nên sui.
Người đương tại chức luôn nhiều hứng
Kẻ cựu về hưu chẳng chút ngùi.
Nhất nước . . . từ xưa đà nói vậy
Đồng Nai thủy lợi lắm niềm vui !

                         Trần Như Tùng


Thứ Hai, 25 tháng 8, 2014

Hồ Hắc Hải-ƠN TRỜI





 ƠN TRỜI
                    Thơ mời họa!

Thiếu ba năm nữa bảy mươi thôi
Trải nghiệm thời gian giữa bụi đời
Học hỏi  tu thân tâm sáng suốt
Luyện rèn tích đức dạ thanh thơi
Vun trồng cây hạnh luôn mơn mởn
Bồi đắp vườn nhân mãi tốt tươi
Con cháu thành danh nguồn hứng khởi
Bách niên giai lão hưởng ơn trời
                                        Hồ Hắc Hải

XIN CÁM ƠN TRỜI

Tuổi thọ đếm hoài sáu bảy thôi!
Tóc pha sương muối vẫn yêu đời
Rủi may mặc kệ lòng thanh thản
Hơn thiệt bất cần trí thảnh thơi
Thành bại thường tình đừng ảo não
Giàu nghèo chẳng luận cứ vui tươi
Mắc chi suy nghĩ - xa xuôi ấy
Mây gió về đâu - chuyện của trời!
                      Trương Văn Lũy

NHỜ TRỜI

Sáu mươi lẻ bảy nghỉ đi thôi
Gác mái buông neo hưởng tuổi đời
Ngày xướng bài thơ vui tự tại
Đêm hò điệu lý sống nhàn thơi
Nguồn tâm chăm tưới cho xinh tốt
Cội phúc vun trồng mãi thắm tươi
Gia đạo hài hòa thêm đức độ
Tông môn rạng rỡ cũng nhờ trời

                          Trần Ngộ


MỆNH TRỜI

Cứ tiến mất gì nữa phải thôi
Đắng cay thêm quý xót thương đời
Đường xa muôn dặm không ngơi nghỉ
Cõi mộng bao tầng cứ thảnh thơi
Nắng nghịch mùa màng dù héo úa
Mưa nhuần cây trái lại xanh tươi
Rạng danh tiên tổ trông con cháu
Dẫu có ra đi ấy mệnh trời .
                                                        
                         Phan Tự Trí
 

CHUỖI NGÀY THƠI

Bạn thơ thỉnh họa quá mừng thôi
Bảy chục thời nay quãng đẹp đời.
Việc nước việc nhà đà trọn vẹn
Đường con đường cháu thảy vui tươi.
Tương lai sán lạn cùng gom sức
Hiện tại ung dung chẳng cậy trời.
Miệng nói tay làm nền nếp giữ
Tuổi già tràn ngập chuỗi ngày . . . thơi !

                          Trần Như Tùng

ƠN ĐỜI

Cám ơn thử thách mãi chưa thôi
Nên nỗi lấm lem bủa cuộc đời.
Quá nửa xuân non hoài bận rộn,
Ngoài dăm tuổi muộn chửa an thơi.
Trĩu đôi vai nặng, không thành có;
Bạc mái tóc sương, héo lại tươi.
Sỏi đá bụi đường bao dặm nữa?
Mỏi chân vẫn bước tạ công trời.

                    Lương Lương Hòa

Nhân bác Lê Đăng Mành gởi cho em trang Lãm Nguyệt Hiên, em đọc được bài thơ ƠN TRỜI của Hồ Hắc Hải rồi thử họa.
Các Anh xem và góp ý giúp em nha.




Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014

THƯ PHÁP !

                                                
                                                   TỪ BI !                    

Gi b tri túc – chng vương ai
Lưng chén cơm khoai cũng sng dài
Cá tht cao lương càng kh oi
Mui cà đm bc li vui dai
Yêu thương thúc lim – đi thường ti
Cảm hóa chiêu lành – cõi v lai
Nuôi dưỡng mm t tươi thm mãi
Cho đời an lc giữa tàn phai! 
                                                     LĐM
                                                   BÀI HỌA :

Nhủ lòng

Rủ trơn tham ái cõi trần ai
Hỉ nộ sân si đẫm lụy dài
Mẫn cố bi lân tình chẳng ngại,
Đồng cam cộng khổ nghĩa không phai.
Từ tâm lánh dữ đời an tại,
Phúc tánh thiện hành quả đáo lai.
Phú quí trọng vì người nhẫn nại
Thế nhân thử thách quảy oằn vai.

                 Lương Lương Hoà


HAI TIẾNG TỪ BI  

Đời là bể khổ biết chăng ai
Đầy đọa chúng sinh kiếp ngắn dài.
Đói khát thương vong niềm cực lớn
Già nua bệnh tật nỗi đau dai.
Tăng già mong giúp sầu mau thoát
Thiền tự khuyên tu hỉ sẽ lai.
Hai tiếng từ bi nơi cửa Phật
Nét son rực rỡ chẳng hề phai .
Trần Như Tùng
Duu Lau- Viet Tri- Phu Tho